Điểm danh 5 khu đô thị xanh của châu Á

Đô thị xanh không chỉ là một xu hướng mà còn là định hướng phát triển của nhiều quốc gia. Sau đây là 5 đô thị xanh điển hình đang được đánh giá cao 

Phú Mỹ Hưng, TP. HCM, Việt Nam

Trên tổng diện tích 433ha của khu A, diện tích phủ xanh khoảng 124ha, diện tích mặt nước chiếm 50ha.

Tỷ lệ không gian tự nhiên hay còn gọi là không gian xanh tại đô thị Phú Mỹ Hưng được đánh giá là “tỷ lệ vàng” với bình quân diện tích 8,9m2 cây xanh trên mỗi đầu người.

Sau gần 20 năm, Khu Nam TP.HCM dần đã thay da đổi thịt, vùng đất vốn dĩ hoang sơ, chân đất yếu, giá trị kinh tế kém khi xưa đã mất đi, thay vào đó là các chuỗi biệt thự khang trang, những tòa nhà cao tầng, xen lẫn với khuôn viên cây xanh rợp bóng mát. Theo đà phát triển đó, hàng loạt các nhà đầu tư lớn dần tụ hội đến đây, phát triển các loại hình dịch vụ công cộng tiện ích,… biến PMH trở thành một đô thị hấp dẫn để an cư, hoạt động kinh doanh- thương mại.

Phú Mỹ Hưng - khu đô thị văn minh hiện đại

Phú Mỹ Hưng – khu đô thị văn minh hiện đại

Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng đã xây dựng tuyến đại lộ Nguyễn Văn Linh dài 17,8 km, rộng 120 m với 10 làn xe, trong đó có 6 làn xe cao tốc và 4 làn xe hỗn hợp. Có thể xem đây là tuyến đường xương sống, tuyến giao thông huyết mạch tiếp nối từ TP. HCM đi các tỉnh Miền Tây và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

5 khu chức năng dọc theo tuyến đường Nguyễn Văn Linh: Khu A – khu trung tâm đô thị mới Phú Mỹ Hưng; khu B – làng đại học; khu C – trung tâm kỹ thuật cao; khu D – khu lưu thông hàng hóa I và E – khu lưu thông hàng hóa II. Mỗi khu chức năng được đầu tư phát triển theo những vai trò kinh tế – xã hội khác nhau. Riêng khu trung tâm đô thị mới Phú Mỹ Hưng được phân làm 8 tiểu khu bao gồm: Khu Thương mại Tài chính Quốc tế, Khu The Crescent, Khu Kênh Đào, Khu Cảnh Đồi, Khu Midtown, Khu Y tế Điều dưỡng, Khu Văn hóa Giải trí và Khu Nam Viên.

Ecopark, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam

Là một trong những dự án khu đô thị có quy mô lớn nhất miền Bắc, Khu đô thị Ecopark được xây dựng và phát triển dựa trên mối tương quan cân bằng giữa không gian đô thị và môi trường tự nhiên, tạo nên một thành phố đa chức năng, một không gian lý tưởng đáp ứng mọi nhu cầu về nhà ở, văn phòng, thương mại, du lịch và vui chơi giải trí đẳng cấp và hiện đại khu vực miền Bắc.

Ecopark là khu đô thị có quy hoạch lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích lên tới 500ha. Trong đó, chưa tính đến diện tích mặt nước tự nhiên, diện tích cây xanh và hồ nước đã lên tới 110 ha, đảm bảo cho một cuộc sống xanh, trong lành tại đô thị.

Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan dự án gồm:

  • Đất ở: 168.95ha (33.85%)
  • Đất thương mại, du lịch, dịch vụ: 111.18ha (22.28%)
  • Đất giao thông đô thị: 85.48ha (17.13%)
  • Đất cây xanh mặt nước: 109.09ha (21.86%)
  • Đất công trình công cộng: 24.37ha (4.88%)
  • Khởi công: 2009 được chia làm 9 giai đoạn trong 20 năm. Dự kiến hoàn thành năm 2029
  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico)

 Shiro Ashiya Nhật bản

Shiashiya là một thị trấn được công ty con của tập đoàn điện tử Panasonic thiết kế. Thuộc tỉnh Hyogo, thị trấn rộng 120.000m2 chứa được 9000 người, hiện có 400 nhà riêng và khu chung cư với 83 căn hộ. Mục tiêu của thị trấn là giảm thiểu mức năng lượng tiêu thụ và tận dụng tối đa năng lượng tái chế.

Mỗi ngôi nhà ở đây c lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái, ắc quy dự trữ điện năng, hệ thống quản lý năng lượng tại gia cho phép sử dụng năng lượng sạch khi cần thiết, cho phép chia sẻ năng lượng với hàng xóm, tắt thiết bị gia dụng khi không dùng đến.

Mỗi ngôi nhà đều được lắp pin mặt trời và ắc quy dự trữ điện năng. Hệ thống quản lý năng lượng cho phép sử dụng năng lượng sạch khi cần thiết, cho phép chia sẻ năng lượng với hàng xóm và tắt thiết bị gia dụng khi không sử dụng.

Với chung cư, hệ thống điện mặt trời được lắp trên tầng thượng; các bình nhiên liệu đưa về tận căn hộ trở thành nguồn phát, sản sinh ra điện từ phản ứng hóa học giữa hydro với oxy.

Mỗi căn hộ chung cư ở Shiashiya có thể tạo ra lượng điện khoảng 199MWh mỗi năm – vượt nhu cầu tiêu thụ của bất động sản bên trong thị trấn. Lượng điện thừa được bán lại cho mạng lưới, thu về lợi tức hàng năm khoảng 11.700USD cho hiệp hội quản lý, đại diện công ty PanaHome cho biết.

Songdo Hàn Quốc

Đối với hầu hết cư dân đô thị, cảm giác khó chịu bốc lên từ những chiếc xe tải rác là một phần phải chấp nhận. Tuy nhiên, du khách đến Songdo – khu kinh doanh quốc tế ở Hàn Quốc – sẽ nhanh chóng nhận ra rằng không có xe rác nào chạy trên đường phố.

Khu đô thị rộng 600ha được xây dựng trên đất khai hoang để làm dự án bất động sản tư nhân, có hệ thống thu gom chất thải bằng ống khí nén. Rác thải bỏ vào thùng rác đặt tại nhà hay trên đường đều được vận chuyển trực tiếp qua đường ống đến cơ sở phân loại và xử lý nơi rác được tái chế hoặc đốt.

Songdo - thành phố của tương lai

Songdo – thành phố của tương lai

Nhờ hệ thống thu gom chất thải này, Songdo dự kiến ​​tái chế 76% lượng chất thải trước năm 2020. Trong khi đó, Seoul tái chế khoảng 46% chất thải trong năm 2013, đặt mục tiêu tăng con số này lên 66% vào năm 2030.

Mặc dù thành phố vẫn đang được xây dựng, nó đã có thể sinh sống. Trong khi chỉ có 40.000 cư dân sống ở Songdo, ngày nay đã có khoảng 2.600 doanh nghiệp cũng như một số cơ quan Liên Hiệp Quốc. Khi hoàn thành vào năm 2020, Khu kinh doanh quốc tế Songdo dự kiến sẽ có 65.000 người.

Singapore

Với tham vọng trở thành “quốc gia thông minh”, Singapore dùng công nghệ để phát triển bền vững, thúc đẩy kinh tế, tạo ra doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó làm bàn đạp để định vị là trung tâm khởi nghiệp và sáng tạo khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Để đạt mục tiêu đó, quốc gia này đã mời gọi các công ty khắp thế giới về Singapore, biến đô thị này thành phòng thí nghiệm “sống” để kiểm tra, thương mại những giải pháp công nghệ mới. Singapore đã đầu tư hơn 22 tỉ USD cho nghiên cứu phát triển trong 10 năm gần đây.

Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển JTC LaunchPad @ one-north – cộng đồng cho startup ở khu phố Ayer Rajah. Nhờ tầm nhìn “quốc gia thông minh” và thương hiệu “nơi dễ dàng cho kinh doanh”, số lượng startup được thành lập mới ở Singapore tăng từ 24.000 lên 55.000 trong giai đoạn 2005-2015.

Theo nghiên cứu của tạp chí Venture Capital châu Á, các doanh nghiệp công nghệ ở Singapore thu hút vốn đầu tư mạo hiểm trị giá 1.7 tỉ USD trong năm 2013, đi trước các đối tác khác ở châu Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Hong Kong.